Viện nghiên cứu lâu đời nhất thế giới khẳng định tầm quan trọng của AI trong hoạt động tình báo Anh
Trụ sở RUSI tại Westminster, Vương quốc Anh
Đặt trụ sở tại Westminster, Anh, RUSI được xem là "cỗ xe tăng" lâu đời nhất thế giới trong lĩnh vực bảo mật và an toàn thông tin. Thành lập năm 1831 bởi Công tước đầu tiên của Wellington - Ngài Arthur Wellesley, RUSI vẫn là một tổ chức có uy tín lớn cho đến ngày nay.
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) đang nhanh chóng thúc đẩy khả năng của tin tặc. Trong báo cáo của RUSI, các tin tặc hiện nay nhận được tài trợ bởi nhà nước hay hoạt động độc lập đều có khả năng sử dụng AI để tấn công các hệ thống công nghệ thông tin, trong đó có các hệ thống của các cơ quan chính trị. Theo RUSI, "Kẻ thù chắc chắn sẽ tìm cách sử dụng AI để tấn công nước Anh".
Các mối đe dọa có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau. Trong đó, Deepfake - một công nghệ sử dụng mạng neuron nhân tạo để tạo ra các video hoặc hình ảnh giả mạo có tính thuyết phục cao là ví dụ về mối đe dọa hiện hữu hiện nay. Với các cuộc bầu cử Mỹ sắp diễn ra, mối lo ngại về Deepfake có thể được sử dụng cho các nhân vật chính trị để thao túng cử tri.
Công nghệ AI cũng được sử dụng cho các loại mã độc nguy hiểm mới có thể biến đổi để tránh bị phát hiện. Những mã độc như vậy có thể lây nhiễm và chiếm quyền kiểm soát các công nghệ mới xuất hiện như: xe tự lái, cơ sở hạ tầng thành phố thông minh và thiết bị bay không người lái.
RUSI tin rằng, con người sẽ đấu tranh để chống lại mối đe dọa sử dụng AI và sẽ cần thiết phải sử dụng sự hỗ trợ của tự động hóa.
Theo Alexander Babuta, một trong những tác giả của báo cáo: "Việc áp dụng AI không chỉ quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan tình báo quản lý những thách thức kỹ thuật về tình trạng quá tải thông tin. Nhiều khả năng các tác nhân độc hại cũng sẽ sử dụng AI để tấn công nước Anh theo nhiều cách và cộng đồng tình báo sẽ cần phát triển biện pháp phòng thủ mới dựa trên AI".
Sở Trung ương Truyền thông Chính phủ (Government Communications Headquarters - GCHQ) là một tổ chức tại Anh, tập trung vào tín hiệu tình báo, đã ủy nhiệm báo cáo độc lập của RUSI. Ken McCallum, lãnh đạo mới của MI5 - Cơ quan an ninh và chống gián điệp trong nước của Anh, đã cho biết trước đó việc tăng cường sử dụng AI sẽ là một trong số những ưu tiên hàng đầu của ông.
RUSI tin rằng AI sẽ có ít giá trị đối với "dự đoán tình báo" nhằm dự đoán những hoạt động khủng bố có thể xảy ra trước khi nó bắt đầu. Đặc biệt trong phòng chống khủng bố, RUSI cho rằng những trường hợp như vậy là quá hiếm khi xảy ra so với các hành vi phạm tội khác để tìm ra mẫu (pattern). Những lý do của các hoạt động khủng bố cũng có thể thay đổi rất nhanh phụ thuộc vào các sự kiện thế giới.
Tất cả điều này dấy lên mối lo ngại về tự động hóa sự phân biệt đối xử. RUSI kêu gọi thêm yêu cầu mới về một công nghệ trí thông minh tăng cường, nhằm hỗ trợ sàng lọc một lượng lớn dữ liệu, nhưng con người sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, thay vì để tất cả cho máy móc.
Về định vị toàn cầu, RUSI công nhận sức mạnh của Anh về AI, với tài năng xuất hiện từ các trường đại học hàng đầu thế giới của đất nước, năng lực của GCHQ cũng như các cơ quan như Viện Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo Alan Turing, Trung tâm Đổi mới và Đạo đức Dữ liệu và các tổ chức tư nhân khác.
Mặc dù, các quốc gia được biết đến rộng rãi như Mỹ và Trung Quốc về việc có nhiều nguồn lực hơn để có được những tiến bộ về AI, nhưng RUSI tin rằng nước Anh có tiềm năng trở thành nước dẫn đầu về công nghệ này trong khuôn khổ đạo đức rất cần thiết. Tuy nhiên, RUSI cho rằng điều quan trọng là đừng quá bận tâm đến những bất cập có thể xảy ra.
Babuta phát biểu rằng: "Có nguy cơ kìm hãm sự đổi mới nếu chúng ta tập trung quá mức vào những kết quả và suy đoán tiêu cực về tương lai của mạng lưới giám sát do AI điều khiển. Những mối quan tâm về đạo đức hợp pháp sẽ bị lu mờ, trừ khi chúng ta tập trung vào những ứng dụng thực tiễn của AI trong khoảng ngắn hạn đến trung hạn".
Quang Minh
(Theo AI news)