Bằng chứng không tiết lộ tri thức và ứng dụng trong an toàn thông tin

09:00 | 24/11/2023 | GP MẬT MÃ
Bằng chứng không tiết lộ tri thức (Zero-Knowledge Proofs - ZKP) là một dạng kỹ thuật mật mã được công bố từ thập niên 90 của thế kỷ trước, công nghệ mật mã này cho phép xác minh tính xác thực của một phần thông tin mà không tiết lộ chính thông tin đó. Tuy nhiên, trong những năm gần đây ZKP mới được đưa vào ứng dụng nhiều trong hệ thống công nghệ thông tin. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về khái niệm, tính chất, cách thức phân loại và một số ứng dụng phổ biến của ZKP trong an toàn thông tin.

KHÁI NIỆM ZKP

ZKP là một trong những khái niệm trừu tượng và cũng rất hấp dẫn của mật mã hiện đại. Thuật ngữ Zero - Knowledge hay “tri thức không tiết lộ” được công bố lần đầu bởi tác giả Shafi Goldwasser và các đồng sự vào năm 1985. ZKP là phương pháp mà một bên P (người chứng minh - Prover) có thể chứng minh với bên còn lại V (người xác minh - Verifier) rằng P biết một giá trị x tồn tại, mà không cần tiết lộ bất kỳ thông tin nào cho V về giá trị x này [1]. Kỹ thuật này được thực hiện bởi sự tương tác giữa hai bên nên cũng có thể gọi là giao thức.

CÁC TÍNH CHẤT CỦA ZKP

ZKP có thể hoạt động được khi thỏa mãn ba tính chất sau [2]:

- Completeness (Tính hoàn thành): Nếu người chứng minh cung cấp các thông tin là đúng thì ZKP giúp cho người kiểm tra xác định được người chứng minh đang nói sự thật.

- Soundness (Tính hợp lý): Nếu người chứng minh cung cấp các thông tin sai lệch thì ZKP phải giúp cho người kiểm tra bác bỏ rằng người chứng minh đang nói sự thật.

- Zero-Knowledge (Tính không tiết lộ tri thức): Trong mọi trường hợp thì người kiểm tra sẽ không biết gì về thông tin cần xác minh của người chứng minh.

Quý độc giả quan tâm vui lòng xem chi tiết bài viết tại đây.

TS. Nguyễn Văn Nghị, Hà Như Tuấn, Lại Thị Thu Vân (Học viện Kỹ thuật mật mã)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới