Máy bay và khinh khí cầu cải thiện Internet
Với ý định sử dụng những máy bay này để truyền tải dữ liệu Internet, Google sẽ thăm dò những biện pháp mới để tạo điều kiện dễ dàng cho việc thực hiện dự án Google Loon sử dụng mạng lưới gió toàn cầu và các khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời để cung cấp Internet cho những người dân tại các vùng nông thôn và những vùng xa xôi hẻo lánh.
Facebook cũng đang thương lượng mua lại công ty nhằm phục vụ kế hoạch phủ sóng Internet tại các khu vực chưa có kết nối.
Do chạy bằng năng lượng mặt trời nên các thiết bị bay của Titan Aerospace có thể hoạt động liên tục (không cần hạ cánh) trong 5 năm, rất phù hợp với kế hoạch phủ sóng Internet toàn cầu của trang mạng xã hội hàng đầu thế giới cũng như của các "đại gia" khác trong làng công nghệ.
Công nghệ vệ tinh khí quyển của Titan Aerospace sẽ giúp hàng triệu người tiếp cận được với Internet và giải quyết những vấn đề khác bao gồm cứu trợ thiên tai và khắc phục những hư hại về môi trường như tác hại do rừng bị tàn phá.
Hồi tháng 9/2013, Cơ quan Hàng không vũ trụ Canada (CSA) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu không gian Pháp (CNES) thử nghiệm thành công việc dùng khinh khí cầu đưa thiết bị nghiên cứu lên tầng bình lưu, mở ra một nền tảng mới, giúp tiết kiệm chi phí cho các nhà khoa học nước này trong việc thúc đẩy khoa học không gian phát triển.
Kỹ thuật khinh khí cầu tầng bình lưu hứa hẹn sẽ thúc đẩy các công ty liên quan ở Canada tiếp tục cải thiện tính năng trong khi giảm kích thước và trọng lượng của những thiết bị phục vụ nghiên cứu không gian gắn theo các khinh khí cầu và vệ tinh.