Tầm nhìn và thách thức của CIO hiện nay

16:46 | 26/08/2013 | CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự hội tụ của công nghệ máy tính và truyền thông, thuật ngữ CIO ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Thuật ngữ CIO (Chief Information Officer) xuất hiện trên thế giới từ năm 1994, dùng để chỉ chức danh của người phụ trách công nghệ thông tin trong một tổ chức nhất định. 
CIO hiện nay không còn đơn thuần là Chief Information Technology Officer, dung để chỉ chức anh của người phụ trách CNTT nữa. Chữ “I” ở đây đã được đa dạng hóa để thích ứng với từng mục tiêu của doanh nghiệp, trở thành “Integration”, “Infrastructure”, “Innovation”, “Intelligence”,… CIO là người “cung cấp những định hướng công nghệ tiên phong nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển hệ thống xử lý thông tin doanh nghiệp, liên tục sáng tạo và cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật để hỗ trợ sự phát triển bền vững của công ty trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt không ngừng thay đổi”. Hơn thế, họ còn hỗ trợ trực tiếp cho COO và CEO.
Do chức danh CIO còn khá mới mẻ nên tại nhiều công ty, CIO mới chỉ được xem là người quản lý về công nghệ thông tin hơn là nhà lãnh đạo thông tin. Trong thời đại thông tin hiện nay, nếu không đánh giá đúng vai trò của CIO thì rất có thể doanh nghiệp đánh mất đi một chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa thành công của mình…. 

Lễ trao giải CSO Đông Nam Á năm 2012
Vai trò của CIO
CIO phải là người nắm được tổng thể từ tính chất cơ bản về sản phẩm dịch vụ cho tới thị trường. Do vậy, CIO là thành viên ban lãnh đạo mới hiểu rõ các vấn đề liên quan đến sản phẩm, thấy được “hơi thở” hằng ngày của hoạt động kinh doanh, dịch vụ. Các kỹ năng đánh giá và phân tích số liệu kinh doanh; phân tích thế mạnh của khâu sản xuất và sản phẩm bán ra thị trường cũng là yếu tố CIO cần có. 
Do khả năng kiểm soát hệ thống, các báo cáo tài chính, doanh thu, lãi lỗ cho đến báo cáo rủi ro CIO cũng nắm được nên sẽ hiểu rõ thị trường cạnh tranh ở chỗ nào? sản phẩm của DN đang nằm ở đâu? Chính vì thế, CIO có thể báo cáo chân thật về kết quả kinh doanh cũng như những kết quả khác cho giám đốc điều hành. Từ đó, tham mưu cho ban lãnh đạo về chiến lược phát triển công ty.
Với vai trò ngày một quan trọng, CIO cần phải đa dạng hóa chữ “I” năng lực để thích ứng, phát huy năng lực nội tại của doanh nghiệp làm bệ phóng cho sự phát triển và mang lại giá trị cao nhất cho cộng đồng, khách hàng. Các CIO giàu kinh nghiệm sẽ chia sẽ những kinh nghiệm thực tiễn cũng như thảo luận các kim chỉ nam cho hoạt động sắp đến của doanh nghiệp Việt Nam và ASEAN tại Hội nghị và Lễ trao giải Lãnh đạo CNTT & ANTT Đông Nam Á lần thứ 9 do IDG ASEAN tổ chức vào ngày 24-25/09/2013 tại TP. Hồ Chí Minh.
( Có thể xem thêm thông tin tại www.cio.org.vn).

Nghiên cứu của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương cho thấy, không ít doanh nghiệp nhà nước nhận thức chưa đầy đủ khi triển khai đầu tư ứng dụng CNTT và nhiều doanh nghiệp còn thiếu chức danh giám đốc CNTT (CIO). Điển hình nhất là hiện chỉ có 16% số tập đoàn, tổng công ty nhà nước có CIO.
CNTT được xem là một giải pháp hiệu quả để hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp tái cấu trúc, đổi mới phương thức vận hành, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước chưa đầu tư và nhận thức đầy đủ cho việc ứng dụng CNTT.
Theo ông Phạm Tấn Công - Chánh Văn phòng Đảng ủy khối doanh nghiệp TƯ, số liệu khảo sát tình hình ứng dụng CNTT của 19 (trong tổng số 32) tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng nhà nước do Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương thực hiện mới đây cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát đã nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của CNTT trong quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, song khi triển khai cũng chưa đầy đủ và đồng bộ.
Cũng theo kết quả khảo sát, khó khăn lớn nhất của ứng dụng CNTT là do nhận thức của nhân viên chưa đầy đủ (chiếm 67%), kế đó 50% doanh nghiệp cho rằng môi trường chính sách hỗ trợ cho các dự án đầu tư về CNTT còn thiếu và 40% cho rằng chi phí cho ứng dụng CNTT cao, 39% cho rằng thiếu nhân sự để vận hành. Đặc biệt hơn, rất ít doanh nghiệp có chức danh CIO (giám đốc CNTT), chỉ 3/19 doanh nghiệp khảo sát có chức danh CIO (chiếm 16%).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới