Mỹ công bố dự luật mới nhằm hạn chế các mô hình AI sử dụng mã nguồn mở

13:00 | 06/06/2024 | CHÍNH SÁCH - CHIẾN LƯỢC
Các nhà lập pháp tại Hạ viện Mỹ đưa ra dự luật mới nhằm giúp chính quyền của Tổng thống Biden dễ dàng áp đặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng mã nguồn mở. Nếu dự luật này được ký thành luật sẽ cho phép Bộ Thương mại có thể cấm người Mỹ làm việc với các yếu tố nước ngoài khi phát triển các hệ thống AI gây rủi ro cho an ninh quốc gia.

Theo luật hiện hành, Bộ Thương mại đang gặp khó khăn trong việc quản lý các mô hình AI sử dụng mã nguồn mở có thể tải xuống miễn phí. Đạo luật mới này sẽ loại bỏ cụ thể các rào cản hiện đang ngăn cản Bộ Thương mại quản lý việc xuất khẩu AI sử dụng mã nguồn mở và trao cho Bộ quyền rõ ràng để quản lý các hệ thống này.

Dự luật này vẫn chưa được thông qua ở cả hai Viện của Quốc hội, nhưng nó đại diện cho những lo ngại đang gia tăng nhanh chóng liên quan đến việc sử dụng AI của nước ngoài. Mặc dù, một công dân Mỹ bình thường sẽ khó nhận thấy tác động của dự luật mới này, nhưng luật này sẽ có tác động đáng kể đối với các nhà phát triển AI trong nước. Nếu dự luật này được ký thành luật, nó sẽ khiến các nhà phát triển AI gặp khó khăn hơn trong việc tuân thủ các quy định mới cũng như có thể ảnh hưởng đến các giao dịch kinh doanh.

Thượng viện công bố lộ trình chính sách AI mới

Vào ngày 15/5, một nhóm Thượng nghị sĩ lưỡng đảng do Thượng nghị sĩ Chuck Schumer đứng đầu đã công bố một lộ trình với nhiều chính sách trong đó có việc bổ sung khoản tài trợ 32 tỷ USD vào năm 2026 để thúc đẩy các nỗ lực liên quan đến quản lý AI. Các ưu tiên của lộ trình sẽ bao gồm việc đảm bảo thực thi pháp lý phù hợp các luật AI hiện hành, đồng thời ủng hộ việc xem xét các luật mới. Mặc dù lộ trình mới này vừa được giới thiệu và kinh phí vẫn chưa được phân bổ, nhưng động thái này thể hiện áp lực ngày càng tăng mà chính phủ liên bang phải đối mặt trong việc giải quyết vấn đề AI. Trong những tháng gần đây, nhiều cơ quan liên bang khác nhau đã đưa ra tuyên bố rằng họ đang tăng cường tài trợ cho nghiên cứu AI, tạo ra các hướng dẫn mới hoặc hạn chế xuất khẩu các công nghệ liên quan đến AI.

Khi Thượng viện tiếp tục tăng cường tham gia và giám sát việc phát triển và sử dụng AI, các nhà phát triển AI nên hiểu rằng dự luật này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến cách chính phủ liên bang tiếp cận việc quản lý AI trong những năm tới và ý nghĩa của nó để đảm bảo nhận thức được trước những tác động tiềm tàng của chính phủ đối với quy trình của họ và cần lập kế hoạch sao cho phù hợp. Những nỗ lực mới nhất này được cả Quốc hội và chính quyền Tổng thống Biden thực hiện thể hiện nỗ lực nhất quán nhằm giải quyết những lỗ hổng hiện có trong cả quyền riêng tư của công dân Mỹ và hoạt động phát triển AI.

Những sự kiện về AI đáng chú ý khác

Mỹ và Trung Quốc thảo luận về những rủi ro liên quan đến AI: Vừa qua, các đặc phải viên hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc đã gặp nhau để thảo luận về mối quan ngại liên quan đến AI. Một quan chức của Mỹ cho biết “Các cuộc đàm phán sẽ không tập trung vào bất kỳ sản phẩm cụ thể nào mà là trao đổi quan điểm về rủi ro kỹ thuật của AI, như một cơ hội để trao đổi trực tiếp về các lĩnh vực mà cả hai bên đang quan tâm”. Trong các cuộc thảo luận này, Mỹ đã nêu lên những lo ngại liên quan đến việc Trung Quốc sử dụng AI trong quân đội và các lĩnh vực an ninh quốc gia khác.

Microsoft triển khai hệ thống AI tạo sinh cho quân đội Mỹ: Microsoft đã phát triển một mô hình AI tổng hợp ngoại tuyến mới được thiết kế để xử lý thông tin tối mật cho quân đội Mỹ. Hệ thống AI tập trung vào quân sự mới của Microsoft dựa trên hệ thống AI GPT-4 của ChatGPT. Tuy nhiên, nó vẫn bị cô lập với Internet và chỉ có thể truy cập được thông qua mạng độc quyền của chính phủ Mỹ. AI này sẽ tập trung vào việc xử lý thông tin tối mật cho các cơ quan tình báo Mỹ. Tuy nhiên, đã có những lo ngại về khả năng rò rỉ thông tin nhạy cảm ngoài ý muốn. Đây là lần đầu tiên một mô hình AI lớn hoạt động hoàn toàn ngoại tuyến.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell phản đối luật mới liên quan đến việc cấm sử dụng AI để tạo ra nội dung bầu cử lừa đảo: Thượng nghị sĩ McConnell đã lên tiếng phản đối một bộ luật mới ban hành nhằm cấm sử dụng AI để tạo ra nội dung lừa đảo về các ứng cử viên liên bang nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử. Ông bày tỏ lo ngại rằng dự luật vi phạm quy định quá mức và những hạn chế có thể xảy ra đối với quyền tự do ngôn luận. McConnell nhấn mạnh tính chất không rõ ràng của các định nghĩa trong dự luật và cảnh báo về những hậu quả không lường trước được của các quy định, chẳng hạn như việc kiểm duyệt nội dung hợp pháp.

Quốc Trường (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới