Nhiều dấu ấn trong công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự năm 2024
Tăng 30% hồ sơ kinh doanh, xuất, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự
Tính đến ngày 11/11/2024, Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã (QLMMDS&KDSPMM), Ban Cơ yếu Chính phủ đã tiếp nhận, thẩm định 1.280 hồ sơ tăng gần 30% so với năm 2023. Trong đó, 1.225 hồ sơ xử lý trước hạn đạt 95,54%, 18 hồ sơ xử lý đúng hạn. Đáng lưu ý, không có hồ sơ nào quá hạn.
Cụ thể, Cục QLMMDS&KDSPMM đã thẩm định 338 hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự, 905 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, đang thẩm định 21 hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh sản phẩm dịch vụ mất mã dân sự và 16 hồ sơ đề nghị cấp phép xuất khẩu nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Toàn bộ các thủ tục hành chính được thực hiện qua Cổng dịch vụ công trực tuyến về mật mã dân sự.
Trong năm 2024, Cục tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục cấp phép, quy trình cấp phép, đã triển khai thẩm định và cấp giấy phép 100% trên công Dịch vụ công trực tuyến. Triển khai vận hành Cổng dịch vụ công trực tuyến về mật mã dân sự tiếp nhận và giải quyết 100% thủ tục hành chính về một mã dân sự trên Cổng Dịch công trực tuyến. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ hoàn thành đúng tiến độ, quy trình thu tục cấp phép theo đúng quy định của pháp luật
Đồng thời, Cục thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và xử lý, giám sát một số doanh nghiệp không tuân thủ chế độ báo cáo doanh nghiệp, kinh doanh không đúng phạm vi giấy phép được cấp hướng dẫn giải đáp và trả lời yêu cầu về xác định sản phẩm mặt mã dân sự của doanh nghiệp, cơ quan hải quan, cơ quan cảnh sát điều tra. Năm 2024, Cục đã tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện của trên 40 doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự. Đáng lưu ý, công tác phối hợp với Tổng cục Hải quan đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận, trong việc triển khai kết nối liên thông một cửa Quốc gia, chia sẻ dữ liệu quản lý xuất nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Song song, đối thoại hai chiều trong lĩnh vực quản lý mật mã dân sự cũng được triển khai thường niên, đảm bảo chất lượng. Cục QLMMDS&KDSPMM đã tổ chức Hội nghị tập huấn về mật mã dân sự năm 2024 và triển khai Nghị định số 32/2023/NĐ-CP ngày 09/6/2023 của Chính phủ cho trên 100 doanh nghiệp trên cả nước.
Hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp với bối cảnh thực tế
Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về mật mã dân sự đã góp phần đảm bảo an ninh Quốc gia và phát triển kinh tế - xã hội. Để có những kết quả đó, Cục QLMMDS&KDSPMM đã chú trọng rà soát, tham mưu trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn tạo hành lang pháp lý vững chắc.
Đặc biệt trong năm 2024, Cục QLMMDS&KDSPMM đã tham mưu xây dựng Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật An toàn thông tin mạng về mật mã dân sự thay thế Nghị định số 58/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết về kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự và xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự. Hiện tại hồ sơ dự thảo Nghị định đã được chuyển sang Bộ Tư pháp để thẩm định theo đúng tiến độ.
Ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục QLMMDS&KDSPMM, Ban Cơ yếu Chính phủ trả lời phỏng vấn
Ông Hồ Văn Hương, Cục trưởng Cục QLMMDS&KDSPMM cho biết: "Nghị định thay thế Nghị định 58 nhằm hoàn thiện thể chế, pháp luật về kinh doanh sản phẩm dịch vụ mật mã dân sự, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm mật mã dân sự, đánh giá sự phù hợp sản phẩm mật mã dân sự để đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về mật mã dân sự; Cùng với đó, khắc phục những vướng mắc, bất cập phát sinh từ thực tiễn thi hành Nghị định số 58/2016/NĐ-CP; đảm bảo thống nhất, đồng bộ với quy định của Luật An toàn thông tin mạng, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; Nghị định mới giúp cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí, rào cản không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, lành mạnh trong lĩnh vực mật mã dân sự; Đồng thời, thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự theo Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025".
Đồng thời, Cục đã tổ chức triển khai Thông tư số 87/2024/TT-BQP ngày 26/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật mật mã bắt buộc áp dụng cho mô-đun an toàn phần cứng trong hoạt động định danh và xác thực điện tử. Xây dựng dự thảo TCVN cho thuật toán mã khối MKV trong lĩnh vực mật mã dân sự; kiểm tra an ninh, an toàn hơn 75.822 thiết bị tăng 9% so với năm 2023; kiểm định 36 sản phẩm mật mã tăng 6% so với năm 2023.
Mai Hương